Mọi người thường có thói quen sử dụng nhiều muối trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, việc ăn mặn không kiểm soát sẽ gây tác động xấu đối với sức khỏe và làm tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch. Chính vì thế, rất nhiều người đã chọn ăn nhạt nhằm ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng, nhiều người hiểu lầm rằng ăn nhạt nghĩa là loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi khẩu phần ăn. Vậy ăn nhạt như thế nào là đúng? Cần lưu ý gì khi xây dựng chế độ ăn nhạt? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
Chế độ ăn nhạt là gì?
Muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể, giúp phát triển não bộ, kiểm soát huyết áp ổn định và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Do đó, chế độ ăn nhạt đúng không phải là loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi thực đơn, mà là cắt giảm muối nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động sống hằng ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị, một người trưởng thành bình thường nên ăn ít nhất 5 gram muối/ngày, bằng với khoảng 2,3 gram natri/ngày. Riêng đối với các đối tượng đặc biệt, bạn nên xem xét liều lượng muối dùng thích hợp:
- Trẻ em: 0,3 – 1,5 gram muối/ngày.
- Người già (lớn hơn 50 tuổi): < 3,2 gram muối/ngày.
- Bệnh nhân thận, đái tháo đường, tăng huyết áp: < 3,2 gram muối/ngày.
Những lợi ích của chế độ ăn nhạt
Thói quen ăn mặn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ suy thận, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Do đó, xây dựng một chế độ ăn nhạt, giảm lượng muối hấp thu vào cơ thể được khuyến khích áp dụng để hình thành thói quen tốt và mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe như:
- Kiểm soát huyết áp ổn định, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao.
- Phòng ngừa sưng phù ở người bị bệnh thận.
- Ngăn ngừa các tác nhân gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Hạn chế nguy cơ đau dạ dày.
3 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt tốt cho sức khỏe
Để cân bằng các chất dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ lượng natri cần thiết để ổn định sức khỏe, bạn cần xây dựng một chế độ ăn nhạt hợp lý. Bên dưới là 3 nguyên tắc cần nắm rõ khi thực hiện chế độ ăn này.
Giảm muối trong thực đơn
Trong quá trình nấu nướng, bạn cần hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị nhiều muối khác như nước mắm, nước tương, bột nêm… Đồng thời hãy đọc kỹ nguyên liệu của các món ăn, cần chọn những món ăn có lượng muối thấp. Với trẻ nhỏ, không nên nêm muối khi nấu đồ ăn dặm.
Theo xu hướng, nhiều người đã chuyển sang dùng nước mắm giảm mặn – sản phẩm đã được điều chỉnh lượng muối trong cách làm nhằm bảo vệ sức khỏe dài lâu.
Nấu các món luộc, hấp thay cho món kho, rang, rim
Người Việt Nam thường hay có thói quen chế biến, nêm nếm nhiều gia vị cho món ăn nhằm tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, trong các món ăn đã có một hàm lượng natri nhất định, không cần phải nêm nếm nhiều gia vị, nhất là muối vì sẽ làm vượt mức natri cần thiết mỗi ngày theo khuyến nghị.
Do đó, thay vì chế biến những món ăn nêm nếm nhiều gia vị như là rang, kho,… thì bạn nên đổi sang các món luộc, hấp, canh,… Như vậy, phương pháp này vừa giúp giảm bớt hàm lượng muối nạp vào cơ thể, vừa bảo đảm sức khỏe bản thân, gia đình.
Hạn chế sử dụng đồ ăn nấu sẵn
Hạn chế dùng các loại thực phẩm nấu sẵn cũng là nguyên tắc cần quan tâm khi xây dựng chế độ ăn nhạt. Trong đồ ăn chế biến sẵn chứa hàm lượng muối và chất bảo quản rất lớn, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, những loại thực phẩm lên men đóng hộp như là dưa muối chua, mắm cá, mắm tôm,… cũng chứa hàm lượng muối vượt ngưỡng cho phép mà bạn cần lưu ý.
Vì lý do đó mà bạn nên cắt giảm hoặc không nên lạm dụng những món ăn chế biến sẵn. Khi mua thức ăn, cần lưu ý đọc kỹ nhãn trước khi chọn, nhất là các món ăn nhiều muối. Thay vào đó, chỉ nên lựa chọn các thức ăn tươi sống, vừa đảm bảo độ tươi ngon mà không gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Ăn nhạt không chỉ giúp kiểm soát cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, mà còn cung hàm lượng muối cần thiết đến quá trình chuyển hóa giữa những tế bào, giữ sức khỏe ổn định. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải biết xây dựng một phong cách ăn uống thích hợp, tốt cho sức khỏe nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.