Duy trì thói quen ăn uống khoa học – Bí quyết để sống khỏe mỗi ngày

thói quen ăn uống khoa học

Thực hành thói quen ăn uống khoa học là bí quyết giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời đẩy lùi bệnh tật hiệu quả mà mỗi người nên áp dụng. Vậy bạn đã biết những thói quen đó là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây!

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cần cân bằng 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nhóm tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chủ yếu là gạo và các loại ngũ cốc. Tiếp đó là nhóm chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Nhóm chất béo từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Cuối cùng là nhóm vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi.  

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung nhiều rau củ quả, cá, các loại hạt và dùng chất béo lành mạnh vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, axit béo Omega-3, beta-caroten… vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư và cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi. 

thói quen ăn uống khoa học

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt vào chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 

Cắt giảm muối, đường trong khẩu phần ăn 

Đường và muối là hai loại gia vị rất quan trọng đối với cơ thể con người. Đường sẽ cung cấp năng lượng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, tuy nhiên khi dung nạp quá nhiều chúng có thể gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch. Tương tự, muối tuy giữ vai trò cân bằng thể dịch trong cơ thể, nhưng nếu lạm dụng chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí là đột quỵ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 5g muối/ngày và lượng đường không quá 37,5g với nam và 25g với nữ.

Để cắt giảm muối, đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên hạn chế nêm nếm khi nấu ăn cũng như tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa rất nhiều gia vị và chất bảo quản. Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước mắm giảm mặn cũng là một cách đơn giản để cắt giảm muối trong chế độ ăn uống. Dù có công thức giảm mặn, ít muối nhưng mỗi giọt nước mắm vẫn lưu giữ hương vị nồng đượm tuyệt hảo, cùng mùi thơm đằm, sắc nâu cánh gián sánh quyện.

Ăn chậm, nhai kỹ là thói quen ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe 

Một trong các thói quen ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe mà bạn nên duy trì là ăn chậm, nhai kỹ. Việc ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, đồng thời các dịch tiêu hóa tiết ra nhiều giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, từ đó tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các loại thực phẩm.  

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống lành mạnh này còn khiến cơ thể cảm thấy no lâu hơn ngay cả khi ăn ít. Điều này vừa góp phần cải thiện vóc dáng vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón… mà vẫn đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.

các thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn chậm, bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị món ăn nhiều hơn so với lúc ăn nhanh.

Ăn đủ bữa mỗi ngày, tuyệt đối không bỏ bữa sáng 

Mỗi ngày nên ăn đủ 3 bữa chính vào các buổi sáng, trưa và tối, đồng thời bổ sung thêm từ 1-2 bữa ăn phụ tùy thuộc vào nhu cầu mà cơ thể cần. Việc duy trì thói quen ăn đúng giờ và đúng bữa sẽ giúp não bộ ghi nhớ thời gian biểu hằng ngày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ để cơ thể hấp thụ được dưỡng chất một cách tối đa. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Khi thực hiện thói quen ăn uống khoa học này cũng cần lưu ý không được ăn quá no vào bữa tối và tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Việc cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm trong bữa tối sẽ gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa làm rối loạn các chức năng, về lâu dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, táo bón, thậm chí là ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp bổ sung nguồn năng lượng hao hụt sau một đêm dài giúp cơ thể và não bộ khỏe khoắn, làm việc hiệu quả hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước là nguồn cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày, chúng ta cần cung cấp từ 1.5 – 2 lít nước để duy trì cơ thể khỏe mạnh, giúp tinh thần tỉnh táo, phòng bệnh sỏi đường tiết niệu, táo bón và cải thiện làn da tươi sáng, trẻ trung hơn.

Ngoài ra, chúng ta nên duy trì thói quen uống nước ấm thay vì nước lạnh, bởi chúng có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe của bạn như viêm họng, ho. Uống nước ấm còn giúp đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như làm sạch răng miệng, tăng cường quá trình lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, xoa dịu cổ họng…

những thói quen ăn uống khoa học

Nước là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. 

Hạn chế bia rượu

Bia, rượu là những chất kích thích có hại cho sức khỏe con người. Việc sử dụng rượu, bia quá nhiều sẽ gây tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể như các bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan), tim mạch (thoái hóa cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ), suy thận, viêm loét dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng của não bộ…

Vì vậy, khi xây dựng thói quen ăn uống khoa học, bạn nên giới hạn lượng bia rượu trong mỗi lần uống. Với phụ nữ không uống quá 3 ly/ngày và 7 ly/tuần, còn nam giới thì không uống hơn 4 ly/ngày và 14 ly/tuần. Ngoài ra, để làm chậm quá trình hấp thu cồn vào máu và tạo nhiều thời gian hơn để cơ thể chuyển hóa chúng, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ… trước và trong khi nhập tiệc.

Tránh mất tập trung khi ăn

Hiện nay nhiều người thường có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử để xem phim, chơi game khi đang ăn. Việc không tập trung vào bữa ăn sẽ khiến não bộ không nhận được tín hiệu rằng bạn đang ăn, dẫn đến ăn nhiều hơn mức bình thường và gây nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, tập trung khi ăn là một trong các thói quen ăn uống khoa học mà bạn cần duy trì. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, cho quá trình trao đổi và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. 

một số thói quen ăn uống khoa học

Dành thời gian tập trung ăn uống mà không xem tivi hay dùng điện thoại còn giúp giảm cân.

Những thói quen ăn uống có hại nên ngừng ngay lập tức

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh lâu dài, bên cạnh bỏ túi các thói quen ăn uống khoa học bạn cần tránh một số điều dưới đây:

  • Ăn quá nhanh. 
  • Ăn vặt mọi lúc, ăn uống một cách vô thức. 
  • Bỏ bữa hoặc ăn không theo một khung giờ nhất định.
  • Ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Uống trà đặc sau khi ăn.
  • Tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ, thịt chế biến, chất béo rắn…

Như vậy, xây dựng thói quen ăn uống khoa học là bí quyết giúp bạn có một sức khỏe tốt, một tinh thần ngập tràn năng lượng vui vẻ và đẩy lùi mọi bệnh tật. Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để cải thiện và duy trì chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục

Contact Us