Người lớn tuổi có sức khỏe kém hơn người bình thường cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là nguyên nhân khiến họ dễ mắc nhiều bệnh làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, suy dinh dưỡng, sa sút trí nhớ,… Vì vậy, cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây là 5 lưu ý quan trọng cần biết khi thực hiện chế độ ăn uống cho người cao tuổi.
Mục lục
Vì sao cần lưu ý chế độ ăn cho người cao tuổi?
Do quá trình lão hóa tự nhiên, người lớn tuổi dễ dàng gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ,… Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác làm suy giảm một số chức năng của cơ thể như khả năng tiêu hóa giảm dẫn đến hấp thu dưỡng chất kém. Vì vậy, nếu không có một chế độ dinh dưỡng cho người già lành mạnh, khoa học sẽ khiến các vấn đề trên thêm trầm trọng.
Các lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, cần lưu ý những điều dưới đây:
Hạn chế muối và gia vị mặn
Lưu ý đầu tiên khi thực hiện chế độ ăn cho người cao tuổi là hạn chế muối và gia vị mặn trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể, giúp duy trì não bộ, ổn định huyết áp và tim mạch. Vì vậy bạn chỉ nên hạn chế, giảm từ từ lượng muối, tránh cắt giảm đột ngột vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo khuyến cáo của WHO, người trên 50 tuổi, người có tiền sử mắc bệnh thận, đái tháo đường, cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 3,2g muối/ngày. Vì vậy, bạn cần hạn chế muối và ưu tiên lựa chọn sử dụng những loại gia vị có độ mặn thấp như nước mắm giảm mặn để kiểm soát và giảm bớt hàm lượng muối thu nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Bác sĩ thường khuyên người bị cao huyết áp không nên ăn mặn, bạn có thắc mắc vì sao lại như vậy không? Trong bài viết sau sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa muối - bệnh tăng huyết áp và đưa ra lời giải đáp…
Giảm ăn mặn sẽ giúp người lớn tuổi giảm hàng loạt nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, suy thận, loãng xương.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần bổ sung nhiều rau tươi và quả chín. Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, vitamin và khoáng chất cần thiết cho người lớn tuổi, giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, động ruột, xơ vữa động mạch cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Đặc biệt, chất xơ hòa tan trong rau quả tươi còn có tác dụng làm giảm cholesterol và đường máu ở người tiểu đường và tăng huyết áp.
Các chuyên gia khuyên rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ duy trì một trái tim khỏe mạnh. Hãy cùng cập nhật nhiều kiến thức dinh dưỡng, hiểu rõ 10 loại thức ăn tốt cho tim mạch và huyết áp qua bài viết dưới đây nhé! Nguyên tắc…
Do đó, người cao tuổi nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g hoa quả mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất và 25g chất xơ/ngày theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người lớn tuổi thường có xu hướng uống ít nước hơn khi còn trẻ vì sợ đi tiểu nhiều, đi lại khó khăn, ảnh hưởng xương khớp. Tuy nhiên, nước lại cung cấp những dưỡng chất rất tốt cho các cơ quan trên cơ thể như giúp tiêu hóa tốt, đào thải các chất cặn bã, giúp chuyển động xương khớp trơn tru, ngăn ngừa bệnh gút, duy trì thận khỏe mạnh,…
Do đó, người cao tuổi nên tập thói quen uống đủ nước từ 1.5 – 2 lít nước/ngày, đồng thời cần chủ động uống nước chứ không chờ khát mới uống. Bên cạnh nước lọc, người lớn tuổi có thể bổ sung đủ nước theo nhu cầu bằng những loại trà tốt cho sức khỏe tim mạch và tinh thần như trà xanh, trà sen,…
Ăn nhiều bữa nhỏ
Như đã chia sẻ, người lớn tuổi có hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất kém hơn người bình thường. Vì vậy mà chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp người lớn tuổi ăn chậm, nhai kỹ từng phần thức ăn giúp no lâu hơn và tăng tỷ lệ trao đổi chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già hợp lý, hấp thu được hết dưỡng chất, bạn nên ưu tiên chế biến các món ăn mềm như hấp, luộc, hầm, ninh… Ngoài ra, việc thay đổi đa dạng thực đơn và món ăn cũng giúp cho tâm trạng người lớn tuổi vui vẻ, thoải mái hơn, từ đó ăn nhiều hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Giảm lượng thịt tiêu thụ
Lưu ý cuối cùng trong nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi là giảm lượng thịt tiêu thụ. Mỗi ngày, cơ thể người lớn tuổi cung cấp khoảng 60 – 70 gam đạm trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thu nhiều Cholesterol, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, huyết áp…
Người cao tuổi nên giảm bớt lượng đạm từ thịt và thay bằng các thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe như cá, tôm, cua, trứng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm từ thực vật như các loại đậu, vừng lạc, đậu phụ,… để bổ sung thêm chất xơ giúp đào thảo thải lượng Cholesterol trong cơ thể.
Người lớn tuổi nên bổ sung nhiều rau xanh và củ quả tươi vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.
Gợi ý thực đơn lành mạnh để người cao tuổi thêm khỏe mạnh
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người, đặc biệt là người già. Dưới đây là gợi ý một số mẫu thực đơn lành mạnh để giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi hợp lý và an toàn.
Thực đơn số 1:
- Bữa sáng: Bánh canh sườn.
- Bữa phụ: Trái cây (1 quả chuối).
- Bữa trưa: Cơm, tôm luộc, rau chân vịt xào tỏi, canh bí đỏ.
- Bữa phụ: Trà chanh mật ong.
- Bữa tối: Cơm, cá thu sốt cà, cà rốt xào, canh rau ngót thịt bằm.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 2:
- Bữa sáng: Súp cua.
- Bữa phụ: Nước cam ép.
- Bữa trưa: Cơm, mực xào sa tế, salad rau cải, canh rau muống tôm khô.
- Bữa phụ: Sữa chua và trái cây (Dâu).
- Bữa tối: Cơm, thịt gà kho sả, đậu que luộc, canh khổ qua cá thác lác.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 3:
- Bữa sáng: Bánh mì và trứng ốp la.
- Bữa phụ: Trái cây (1 quả táo).
- Bữa trưa: Cơm, cá hồi áp chảo, bông cải luộc, canh rau dền nấu tép.
- Bữa phụ: Chè hạt sen.
- Bữa tối: Bánh tráng, thịt luộc, rau cải xanh.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 4:
- Bữa sáng: Phở bò (không lấy nước béo).
- Bữa phụ: Sâm rong biển.
- Bữa trưa: Cơm, đậu hũ sốt cà, bông bí xào tỏi, canh cua rau đay.
- Bữa phụ: Sinh tố bơ.
- Bữa tối: Cơm, thịt gà áp chảo, rau xà lách trộn dầu dấm, canh khoai mỡ.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 5:
- Bữa sáng: Cháo đậu xanh nấu thịt bò.
- Bữa phụ: Trái cây (1 quả lê).
- Bữa trưa: Cơm, trứng rán, bông cải luộc, canh cá nấu ngót.
- Bữa phụ: Sữa chua và hạt giã nhỏ (hạnh nhân, óc chó).
- Bữa tối: Cơm, thịt kho tiêu, bầu luộc, canh nấm cần tây.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 6:
- Bữa sáng: Súp yến mạch nấu trứng gà.
- Bữa phụ: Nước ép cần tây.
- Bữa trưa: Cơm, tôm rim, khoai tây nghiền, canh xà lách son nấu thịt.
- Bữa phụ: Trái cây (1/2 quả thanh long).
- Bữa tối: Cơm, thịt bò xào đậu que, canh súp rau củ.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Thực đơn số 7:
- Bữa sáng: Sữa chua và khoai lang.
- Bữa phụ: Trái cây (Quýt).
- Bữa trưa: Cơm, cá ba sa nướng, rau chân vịt luộc trộn dầu mè, canh bí ngòi nấu tôm.
- Bữa phụ: Trà chanh mật ong.
- Bữa tối: Cơm, thịt kho trứng, dưa leo, canh khổ qua cá thác lác.
- Bữa phụ: Sữa công thức.
Áp dụng các thực đơn dinh dưỡng tốt cho người già, hỗ trợ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi đủ chất, đủ lượng hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp nâng cao đề kháng, tăng khả năng chống với các tác nhân gây bệnh. Do đó, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm lành mạnh ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hy vong, bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để cải thiện và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi thêm khỏe mạnh
- Top những món ăn và thực đơn dành cho người đột quỵ mà bạn không nên bỏ qua
- Người bj đột quỵ có nên ăn nước mắm hay không?