TOP 5 món ăn và thực đơn dinh dưỡng cho người bị đột quỵ

thực đơn cho người bị đột quỵ

Chế độ ăn uống hằng ngày sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là những người đang trong quá trình hồi phục sau tai biến mạch máu não. Nếu biết cách thiết lập thực đơn cho người bị đột quỵ bằng những loại thực phẩm phù hợp, bạn sẽ có thể ngăn ngừa tái phát bệnh. Vậy, người đột quỵ nên ăn những món nào dinh dưỡng? Câu trả lời sẽ có qua bài viết dưới đây.  

Gợi ý 5 thực phẩm siêu tốt cho người bị đột quỵ

Người sau đột quỵ rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng từ chất lượng cuộc sống cho đến chế độ ăn uống hằng ngày để cải thiện bệnh trạng. Dưới đây là gợi ý 5 thực phẩm siêu tốt và lành mạnh hỗ trợ người bị đột quỵ phục hồi nhanh chóng. 

  • Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm nên được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho người bị đột quỵ. Trong thịt cá có chứa axit béo Omega-3 là một trong 7 loại vitamin hàng đầu được khuyến khích sử dụng cho người cần phục hồi sau đột quỵ. Nó giúp cân bằng BDNF và chống lại sự giảm độ dẻo dai của thần kinh.

Để đa dạng trong thực đơn cho người đột quỵ, bạn có thể chế biến cá hồi thành nhiều món ăn bổ dưỡng, dễ làm như cá hồi áp chảo, salad cá hồi, cá hồi sốt cam, lườn cá hồi nấu canh chua, ruốc cá hồi, cá hồi nướng…

Lưu ý: Cá hồi ngon nhất và nhiều dinh dưỡng nhất khi ăn sống hoặc tái. Quá trình sơ chế cá không đúng cách và không kỹ lưỡng sẽ dễ gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, không nên sử dụng cá hồi có màu tái xám hoặc khô, chỉ nên chọn cá có màu tươi, thịt cá đỏ cam… 

  • Các loại đậu

Các loại đậu cung cấp một lượng magie lớn cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau đột quỵ. Bên cạnh đó, protein và chất xơ từ các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu hà lan, đậu lăng… còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Vì vậy, chế biến món ăn kết hợp với đậu rất tốt cho người bị đột quỵ. Gợi ý một số món ăn từ các loại đậu là canh bí đao đậu đỏ, sườn nấu đậu ngự, thịt heo hầm đậu đen, củ sen hầm đậu xanh, súp đậu… và một số loại nước uống tốt như sữa đậu nành, sữa đậu xanh, sữa đậu phộng…

Lưu ý trước khi chế biến các loại đậu nên đem ngâm qua nước sạch để giảm thiểu hàm lượng phytic acid gây ức chế enzyme, giữ lại giá trị dinh dưỡng tối đa. Bên cạnh đó, để đậu ngậm nước nhiều khiến chúng mềm hơn, dễ dàng chế biến và tiêu hóa nhanh hơn. 

  • Dầu thực vật

Dầu thực vật thường được chiết xuất từ các loại hạt, trái và hoa. Dù được chế biến từ những thành phần khác nhau nhưng hầu hết các loại dầu thực vật đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt như Vitamin E, Axit béo omega-3 và omega-6, chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Do đó, sử dụng dầu thực vật làm giảm mức cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các loại dầu thực vật dành cho người đột quỵ là dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu, dầu cải, dầu hoa hướng dương, dầu dừa, dầu đậu phộng… Không chỉ dùng để chế biến, chiên xào, dầu thực vật còn có thể sử dụng thay thế bơ để làm bánh ngọt.

Khi dùng dầu thực vật chiên rán thực phẩm, chúng ta không nên để dầu quá sôi sẽ phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe. Không nên tái sử dụng dầu đã chiên quá nhiều lần vì những cặn thực phẩm cũ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

  • Quả bơ

Trong quả bơ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, kali, magie và chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Theo Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chúng ta ăn quả bơ hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bơ là loại trái cây mà bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng để sáng tạo nhiều món ăn như salad bơ, bánh mì sandwich kẹp bơ, mỳ ý sốt bơ, sushi cuộn bơ, kem bơ, sinh tố bơ… Không chỉ có tác dụng ổn định huyết áp, quả bơ còn giúp kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa ung thư hiệu quả đấy.

Khi chế biến quả bơ không nên dùng muỗng để lấy thịt bơ sẽ dễ bỏ qua phần bơ màu xanh bên dưới vỏ. Vì đây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong quả bơ. Do đó, chúng ta nên dùng tay bóc phần vỏ để giữ trọn vẹn thịt bơ bạn nhé.

  • Quả lựu

Trong quả lựu chứa một nguồn dinh dưỡng rất lớn như kali, vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol có khả năng giảm độ dày thành động mạch, hạn chế hình thành mảng bám và cholesterol xấu gây nguy hiểm lên tim mạch.

Với giá trị cao nên quả lựu luôn nằm trong top 5 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh đột quỵ. Các món ăn và thức uống mà bạn có thể chế biến từ lựu là nước ép lựu, siro lựu, salad lựu, bánh flan hương lựu hoặc xay nhuyễn để ướp thịt.

Dù có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng với người mắc bệnh viêm dạ dày nên hạn chế dùng lựu. Khi ăn không nên nuốt hạt, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt. Vì vậy, để tận dụng hết dưỡng chất, bạn có thể đem lựu ép lấy nước sẽ ngon hơn. 

thực đơn cho người bị đột quỵ

Những thực phẩm siêu tốt hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh ở người sau đột quỵ.

Gợi ý thực đơn cho người bị đột quỵ nên tham khảo

Người đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ nên có một chế độ ăn uống cân bằng. Sau đây là một số gợi ý thực đơn cho người bị đột quỵ mà bạn nên tham khảo.  

Mẫu thực đơn Gợi ý món ăn
Thực đơn số 1 Bữa sáng: Cháo cá hồi rau bó xôi

Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào đậu que, trứng rán dầu oliu, canh bí đao

Bữa phụ: Sinh tố bơ

Bữa tối: Cơm, củ sen hầm đậu xanh, thịt heo xào ớt chuông, canh cải

Bữa phụ: Sữa tươi không đường

Thực đơn số 2 Bữa sáng: Ngũ cốc với sữa chua

Bữa trưa: Cơm, thịt gà nấu nấm, mực chiên giòn, canh chua rau muống

Bữa phụ: Nước ép lựu

Bữa tối: Cơm, sườn hầm đậu ngự, thịt heo rán, canh khoai tím

Bữa phụ: Sữa tươi không đường

Thực đơn số 3 Bữa sáng: Sandwich bơ

Bữa trưa: Cơm, thịt vịt kho gừng, đậu que xào giá, canh khổ qua

Bữa phụ: Bánh flan lựu

Bữa tối: Cơm, tôm rim, su su xào, canh kim chi

Bữa phụ: Sữa tươi không đường

Thực đơn số 4 Bữa sáng: Súp rau củ

Bữa trưa: Cơm, cá hồi sốt cam, salad bơ, canh bí đỏ đậu ngự

Bữa phụ: Sữa chua và trái cây (việt quất)

Bữa tối: Cơm, thịt kho tiêu, mực xào cần tay, canh đu đủ

Bữa phụ: Sữa tươi không đường

Người bị đột quỵ cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn?

Cơ thể của bệnh đột quỵ rất yếu. Vì vậy, khi chăm sóc ăn uống cho người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nhu cầu năng lượng

Tinh bột và chất béo là hai nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh cần cung cấp khoảng 1.200-1.500 kcal cho người có cân nặng trung bình 50-55kg.

  • Nhu cầu chất đạm

Đây là thành phần quan trọng nhất cho quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe. Người bệnh nên được cung cấp đạm chất lượng cao, ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và đảm bảo hấp thụ chất đạm khoảng 50-60g/ngày cho người có cân nặng trung bình 50-55kg.

  • Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây, rau xanh giúp ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim, sắt và acid folic để tạo máu. Ngoài ra, chúng còn giúp người bệnh tăng cường chất xơ duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng thuốc đặc trị. 

thực đơn cho người đột quỵ

Quá trình hồi phục sau đột quỵ nên có một chế độ ăn uống cân bằng

Một số nguyên tắc khác khi chăm sóc người bệnh đột quỵ

Có rất nhiều người mắc bệnh đột quỵ đã bình phục một phần hoặc toàn phần nhờ vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống hằng ngày, chế độ ăn uống và quá trình luyện tập sau bệnh. Vì vậy, chăm sóc người bệnh đột quỵ, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây.

  • Hạn chế ăn mặn, ưu tiên chọn nước mắm giảm mặn

Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp, dẫn tới nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ. Vì vậy, nên hạn chế ăn mặn trong khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh. Sử dụng nước mắm giảm mặn là một sự lựa chọn mới được ưa chuộng. Nhờ ứng dụng công nghệ giảm mặn hiện đại, rút bớt muối, nước mắm giảm mặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà vẫn giữ nguyên được hương vị đậm đà truyền thống. 

>>> Bài viết có liên quan: Giải đáp thắc mắc người bị đột quỵ có nên sử dụng nước mắm không

  • Khuyến khích tập luyện, tăng cường vận động

Người bệnh đột quỵ có thể mắc các biến chứng như yếu cơ, loãng xương, giảm khả năng vận động các khớp. Do đó, khi chăm sóc người bệnh nên khuyến khích và tạo điều kiện cho họ thực hiện các bài tập vận động nhiều. Ngoài ra, việc vận động sớm cho người bị đột quỵ góp phần làm giảm tử lệ tử vong do biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng tiểu và giúp họ mau bình phục. 

  • Nuôi ăn qua đường ống thông đúng cách 

Đây là phương pháp cung cấp dinh dưỡng bằng đường ống qua dạ dày bắt buộc khi bệnh nhân đột quỵ không thể ăn qua miệng. Thức ăn được xay nhuyễn hoặc dưới dạng lỏng để không gây nghẽn ống nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, đủ vitamin và chất khoáng nuôi sống cơ thể.

người bị đột quỵ nên ăn gì

Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh đột quỵ có khả năng phục hồi rất cao. 

Vừa rồi là đầy đủ thông tin thực phẩm cũng như thực đơn cho người bị đột quỵ. Hy vọng bạn sẽ luôn lưu ý, tuân thủ chế độ ăn cân bằng, hợp lý và dinh dưỡng để cuộc sống của bạn và gia đình khỏe mạnh hơn.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục

Contact Us